GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH QUẢN LÝ SIÊU THỊ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Trong khuôn khổ hợp tác về giáo dục kỹ thuật và dạy nghề với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Tổ chức hổ trợ phát triển giáo dục và đào tạo của Vương Quốc Bỉ (APEFE). Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các tổ chức này xây dựng chương trình đào tạo Quản lý siêu thị, theo tiếp cận năng lực và đưa vào giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, tăng cơ hội việc làm cho thanh niên và thúc đẩy việc chia sẻ nguồn lực giữa các nước với cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp.
Mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2035, mức bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 88% tổng mức bán lẻ và khu vực FDI chiếm khoảng 12% là tham vọng lớn, bởi việc xóa bỏ hoàn toàn rào cản trong lĩnh vực bán lẻ theo cam kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) làm cho thị trường bùng nổ với sự tham gia ngày càng nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.
Theo Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, những năm qua, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số, cao hơn tăng trưởng GDP từ 1,5 – 2 lần. Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện có trên 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, khoảng 9 nghìn chợ truyền thống cùng hàng ngàn cửa hàng tiện lợi và khoảng 2,2 triệu người bán lẻ đang hoạt động.
Sự bùng nổ của các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi kéo theo nhu cầu nhân lực được đào tạo chính quy, bài bản của ngành này tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên ngành Quản lý siêu thị, một ngành có triển vọng phát triển rất lớn ngay trong thời điểm hội nhập. Sinh viên được trang bị các kỹ năng thành thạo việc bán và quản lý hàng hóa ở hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ; hình thành kỹ năng giao tiếp, làm hài lòng khách hàng; Có kỹ năng cơ sở và chuyên môn về quản lý siêu thị, quan hệ và chăm sóc khách hàng, sử dụng thành thạo các phần mềm bán hàng…
VÌ SAO SINH VIÊN NÊN CHỌN HỌC NGÀNH QUẢN LÝ SIÊU THỊ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC?
1. Mục tiêu đào tạo của trường
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn chuyên môn về Quản lý siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa và dịch vụ tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và cả nước.
2. Đội ngũ giảng viên
Khoa quy tụ đội ngũ giảng viên có trình độ cao, 100% giảng viên có trình độ sau đại học, tận tâm, nhiệt huyết trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp
3. Chương trình đào tạo
Xây dựng theo mô hình đào tạo tiếp cận năng lực được chuyển giao từ Dự án REG100 (Dự án trong chương trình hợp tác về phát triển giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; dưới sự hỗ trợ của OIF, APEFE, WBI)
4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, Trường trang bị các thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên sẽ được thực hành tại phòng mô phỏng doanh nghiệp, phòng mô phỏng quản lý siêu thị, siêu thị Ministop, siêu thị Coopsmile… Đặc biệt, sinh viên được thực hành trên phần mềm quản lý bán hàng siêu thị để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp khi ra trường.
5. Cơ hội việc làm
Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cho mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, điển hình như sự bùng nổ tốc độ mở mới của hệ thống cửa hàng tiện lợi Vinmart+; Saigon Coop…
Trong đó, Vingroup sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với hàng trăm siêu thị Vinmart và 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Vincom Retail hiện đã xây dựng 4 thương hiệu trung tâm thương mại (TTTM) là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom+. Năm 2019, Vingroup sẽ mở thêm 13 TTTM Vincom với mô hình khác biệt hoàn toàn, nâng tổng số TTTM lên con số 79, tổng diện tích bán lẻ lên 1,6 triệu m2 mặt sàn. Kế hoạch của nhà bán lẻ này sẽ mở rộng 200 siêu thị và 4 nghìn cửa hàng tiện lợi.
Đứng thứ 2 thị trường về số lượng điểm bán là chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh của thế giới di động. Hiện tại, Bách hóa Xanh đã có 430 cửa hàng và đặt mục tiêu nâng lên 500 cửa hàng váo những năm tới. Saigon Co.op – đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra, cửa hàng Co.op Smile, Co.op Food đã xây dựng các chuỗi bán lẻ với hơn 600 điểm bán. Chỉ riêng mô hình siêu thị, doanh nghiệp này đã có chuỗi 111 Co.opmart tại nhiều tỉnh – thành…
Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, nhà bán lẻ nước ngoài cũng đang tập trung xây dựng hệ thống chuỗi với số lượng lớn tại Việt Nam. Chẳng hạn như: Big C(GO!) có 35 siêu thị, MM Mega Market (Thái Lan) có 19 trung tâm, Lotte Mart (Hàn Quốc) có 13 siêu thị và đại siêu thị, đồng thời đặt ra tham vọng đạt 60 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam. Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã đưa thương hiệu FujiMart vào Việt Nam. Bằng sự hợp tác với Tập đoàn BRG của Việt Nam, Sumitomo đã có siêu thị FujiMart đầu tiên tại Hà Nội.
Một Nhà đầu tư khác – Aeon coi Việt Nam là địa bàn đầu tư trọng điểm tại Đông Nam Á với kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD để mở 30 Trung tâm thương mại quy mô lớn tại Việt Nam và dự kiến tạo việc làm cho khoảng 50 nghìn lao động.
Thời gian tới, với xu hướng mở cửa hội nhập sâu rộng, xu thế sáp nhập, thâu tóm trong lĩnh vực bán lẽ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí ở mức độ cao hơn. Làn sóng công nghệ 4.0 đã và sẽ tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng buộc nhà bán lẻ phải thay đổi mô hình kinh doanh.
Điều này cho thấy nhu cầu về nhân lực trong ngành Quản lý siêu thị trong những năm tới là rất lớn. Như vậy, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản lý siêu thị không hề nhỏ mà tỉ lệ cạnh tranh lại thấp
Mặt khác, Khoa thúc đẩy các mối quan hệ, giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ: Hệ thống siêu thị Coop Mart, hệ thống siêu thị Big C(GO!), hệ thống siêu thị Vinmart… nhằm giúp sinh viên có điều kiện thực tập và việc làm đúng chuyên ngành.
Đồng thời mức lương của ngành quản lý siêu thị so với các ngành khác khá cao. Cơ hội để thăng tiến trong ngành này cũng lớn. Trung bình, khi mới ra trường, các bạn có thể nhận được mức lương từ 9 triệu. Sau một thời gian, mức lương có thể tăng lên từ 12 triệu đồng. Nếu được đề bạt lên các chức vụ quản lý thì mức lương còn cao hơn nữa.
2.6. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc:
Nhân viên thu ngân
– Thực hiện hoạt động thanh toán cho khách hàng tại quầy.
– Đảm bảo thanh toán đúng và đủ số lượng hàng hóa khách hàng mua.
– Tạo hình ảnh chuyên nghiệp trước khách hàng
Nhân viên kiểm soát chất lượng
– Quản lý, kiểm soát các công tác Kiểm soát chất lượng tại Siêu thị.
– Thực hiện các công việc liên quan đến đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) theo các quy định Nhà nước.
– Tổ chức huấn luyện và tham gia huấn luyện về ATVSTP cho nhân viên Siêu thị.
– Hướng dẫn Trưởng/Phó các Ngành hàng thực hiện các quy định về ATVSTP.
– Theo dõi, kiểm soát việc thực hiện các quy trình làm việc của các bộ phận về chỉ tiêu ATVSTP.
– Làm việc với các Cơ quan, Đoàn thể Nhà nước về các vấn đề ATVSTP.
– Lấy các mẫu thử, thực hiện công tác kiểm nghiệm các sản phẩm đang bày bán tại Siêu thị.
– Giải quyết các vấn đề liên quan đến ATVSTP khi có sự cố phát sinh.
– Kiểm tra việc thực hiện công việc hàng ngày của các bộ phận dịch vụ (Kỹ thuật, Chăm sóc khách hàng, Bảo vệ, Cảnh quan môi trường, …), phát hiện các lỗi, các công việc chưa đạt chất lượng trong hoạt động của các Tòa nhà/ Khu đô thị và trao đổi với các bộ phận liên quan để tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. Các mảng việc cần kiểm soát bao gồm: Chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng; Các công việc khác theo sự phân công của quản lý trực tiếp
Quản lý kho
– Kiểm tra chất lượng, số lượng thực nhận tại khu vực giao nhận hàng.
– Thực hiện các thao tác quản lý hàng hóa trong khu vực lưu giữ.
– Thực hiện những công việc khác nếu theo phân công của Trưởng bộ phận
Nhân viên bán hàng
– Trưng bày, sắp xếp hàng hoá lên quầy kệ.
– Tư vấn, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
– Kiểm kê, sắp xếp hàng hóa trong kho, lập báo cáo hàng tồn mỗi ngày
– Quản lý, giữ gìn vệ sinh quầy kệ theo đúng quy định, tiêu chuẩn thương hiệu.
– Đặt hàng và nhận hàng hóa thông qua người quản lý trực tiếp.
– Tuân thủ quy định tại nơi làm việc
– Các công việc khác do quản lý yêu cầu
Giám sát ngành hàng
– Quản lý đặt hàng và kiểm soát luân chuyển vật tư, hàng hóa.
– Triển khai đặt hàng, chuyển giao hàng hóa theo lịch và theo yêu cầu phát sinh của Ngành hàng.
– Đảm bảo tỷ lệ phủ hàng đạt kế hoạch công ty và không có hàng tồn kho xấu.
– Nhập liệu hệ thống đối với vật tư tiêu hao, hàng hóa (xuất trả, chuyển giao, chuyển kho, hàng hủy,…). Phải kiểm tra hồ sơ được phê duyệt và thực hiện theo đúng quy trình.
– Kiểm soát và quản lý dữ liệu.
– Nhập dữ liệu hàng hóa vật tư, kiểm kê lên hệ thống chính xác và đúng quy trình.
– Xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến mã hàng trên hệ thống như sai/thiếu giá, sai quy cách, sai mã vạch…
– Báo cáo I.T để xử lý kịp thời các lỗi hệ thống.
– Lập phận tích các báo cáo KPIs của siêu thị theo yêu cầu
– Báo cáo KPIs liên quan đến luân chuyển hàng hóa dưới và xác minh các vấn đề khác liên quan đến hàng hóa nhằm phát hiện/ngăn chặn kịp thời các sai phạm; Các chỉ tiêu liên quan đến tồn kho: Ngày tồn và giá trị tồn, tồn bất thường, thiếu hàng, NCC không giao hàng; Các chỉ tiêu liên quan đến bán hàng: top sale, tỉ lệ phủ hàng, hiệu quả chương trình khuyến mại; Các định mức: hàng hủy, hao hụt kiểm kê, vật tư tiêu hao…
– Lập các báo cáo KPIs khác theo yêu cầu từ CBLĐ và các phòng ban nội bộ công ty.
– Xây dựng kế hoạch kiểm kê chi tiết và đề xuất lên giám đốc siêu thị: Đổ và nhập dữ liệu kiểm kê lên hệ thống theo phê duyệt của lãnh đạo đúng quy trình.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
Ngày 30/10/2013, tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức diễn ra lễ ký kết thỏa thuận họp tác giữa Bộ GD&ĐT với Big C(GO!) Việt Nam. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác nâng cao sự tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý bán hàng siêu thị, quản lý kho tạo tiền đề và cơ sở để các trường đào tạo thí điểm ngành Quản lý siêu thị và Quản lý kho hàng theo phương pháp tiếp cận năng lực.
Trên tinh thần đó, Nhà trường đã lên kế hoạch và tổ chức cho học sinh ngành Quản lý siêu thị thực tập tốt nghiệp tại Big C(GO!) Dĩ An, Big C(GO!) Đồng Nai và Big C(GO!) Bình Dương… Trong quá trình học sinh thực tập, lãnh đạo nhà trường và giảng viên đã đến thăm và làm việc với nhiều chi nhánh của siêu thị nhằm trao đổi trực tiếp với đại diện quản lý của các siêu thị, nắm bắt tình hình thực tập của sinh viên ngành Quản lý siêu thị đang làm việc tại siêu thị và kế hoạch hợp tác lâu dài trong tương lai. Qua trao đổi, đại diện quản lý các siêu thị đánh giá cao sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt công việc và hiệu quả làm việc của học sinh. Dù chỉ là thực tập sinh, với thời gian làm việc tại siêu thị không nhiều nhưng thái độ nghiêm túc và chăm chỉ với công việc đã giúp các bạn có được sự yêu mến của các nhân viên và Trưởng quầy hàng tại điểm thực tập. Một số học sinh đã được các siêu thị tiếp nhận làm nhân viên chính thức sau khi hoàn thành đợt thực tập.
Sự tận tâm của người dạy, sự nỗ lực của người học và mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Nhà trường và các doanh nghiệp chính là điều kiện để ngành Quản lý siêu thị trở thành một trong những ngành học phát triển trong tương lai.
Một số hình ảnh của chuyến thăm và làm việc tại các siêu thị Big C(GO!):

Hình ảnh: Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ giáo dục và Đào tạo với Big C Việt Nam

Hình ảnh: Khoa Quản trị kinh doanh thăm HSSV đang thực tập tại siêu thị
Liên kết với doanh nghiệp
Hiện tại, Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã liên kết với một số doanh nghiệp trong nước và tổ chức nước ngoài với mục đích hợp tác đào tạo sinh viên trong quá trình theo học tại trường. Các công ty hỗ trợ khoa trong việc đào tạo sinh viên trong thời gian học tập tại trường nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp.



