Tại sao nên chọn học ngành Kinh doanh thương mại

Ngành Kinh doanh thương mại là gì?

     Kinh doanh Thương mại (Commerce) hiểu đơn giản là ngành học nghiên cứu về quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, nắm bắt tâm lý và hành vi mua của khách hàng. Bên cạnh đó, ngành học này còn đề cập đến các vấn đề liên quan môi trường kinh doanh quốc tế.

     Kinh doanh Thương mại gắn với sự năng động và thay đổi nhanh chóng của môi trường, từ đó nhận dạng và định vị các hoạt động kinh doanh của công ty sao cho phù hợp.

(nguồn ảnh: Internet)

Sinh viên được học những gì trong ngành Kinh doanh thương mại?  

     Ngành Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, quản lý bán hàng, Thực hành bán hàng, Nghiệp vụ thanh toán… Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…

Chương trình đào tạo

     Ngành Kinh doanh thương mại cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính… Trang bị những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, các kiến thức về luật thương mại, …

Cơ hội việc làm

     Ngành Kinh doanh thương mại hiện nay đang là một ngành rất “hot” vì đa số đầu ra đều có việc làm ổn định và là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại khi ra trường sẽ có được các kỹ năng giải quyết nhanh vấn đề về thương mại, có khả năng độc lập cao. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường cũng như thực hiện quản lý, quản trị kinh doanh tốt. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau đây:

  • Nhân viên  tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
  • Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
  • Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh danh của công ty.
  • Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất – nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.

      Với bề dày truyền thống 56 năm đào tạo trong lĩnh vực thương mại. Hãy lựa chọn Kinh doanh thương mại – HCCT làm nơi chắp cánh ước mơ cho các bạn đam mê kinh doanh.

Người thực hiện: Phạm Quỳnh Chi – Phó Trưởng khoa Kinh doanh thương mại

Nguồn tin: hcct.edu.vn