Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây 

Kênh bán lẻ hiện đại luôn gắn liền với hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và những mô hình này đang trong đà phát triển mạnh trong những năm gần đây.

Ngược lại, kênh bán lẻ truyền thống gắn chặt với các hình thức buôn bán lâu đời quen thuộc như tạp hóa, sạp chợ hay phân bổ rải rác ở các khu vực dân cư.

thực trạng thị trường bán lẻ việt namthực trạng thị trường bán lẻ việt nam

Mặc dù duy trì mức độ tăng trưởng tốt nhưng các siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn chiếm vị trí khá khiêm tốn trong cơ cấu toàn ngành bán lẻ Việt Nam. Thị trường bán lẻ truyền thống bao gồm các nhà sản xuất, nhà phân phối, các cửa hàng tạp hóa và những khu chợ truyền thống. Đây là kênh bán hàng đóng góp không hề nhỏ vào doanh thu kinh tế Việt Nam hằng năm.

Theo số liệu Quý I/2019 của Nielsen, Việt Nam hiện vẫn duy trì hơn 9.000 chợ truyền thống, khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp  hóa lớn nhỏ, chiếm thị phần 75% và đem lại doanh thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm.

Kantar Worldpanel Việt Nam cũng cho hay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đáp ứng tới 85% nhu cầu của người tiêu dùng. Và số liệu thống kê của MBA Andrews cho thấy số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đã tăng từ 2.495 cửa hàng năm 2019 lên đến 5.228 cửa hàng năm 2020. Tỷ lệ này vẫn luôn duy trì ở mức cao do thói quen mua sắm hằng ngày của người Việt và quan điểm lựa chọn chợ và các tạp hóa nhỏ vì tính tiện lợi, giá cả hợp lý.

Những tác động bên ngoài và bên trong tới thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam.

Tác động bên trong

  • Tác động trong các quy trình quản lý của kênh bán lẻ truyền thống

Kênh bán lẻ truyền thống Việt Nam đang chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ kênh bán lẻ hiện đại và dãy các hệ thống cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến thói quen mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi lớn.

Có thể thấy các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các thành phố lớn và cả vùng nông thôn. Từ đó, ngày càng xuất hiện thêm nhiều “tay đua” mới trong việc cạnh tranh của bán lẻ hiện đại. Không chỉ tích cực tung ra nhiều ưu đãi, các siêu thị còn cung cấp các dịch vụ hiện đại như đi chợ online, mua hàng qua ứng dụng, giao hàng miễn phí…

Các quy trình quản lý, vận chuyển, bảo quản, kiểm soát hàng hóa chưa thống nhất hay chưa được tối ưu chi phí, giải pháp. Nhiều doanh nghiệp truyền thống gặp chung một khó khăn và rất khó tìm ra được hướng giải quyết thích hợp.thực trạng thị trường bán lẻ việt nam

Tác động bên ngoài

Thị trường bán lẻ chịu ảnh hưởng từ đợt dịch bệnh Covid-19

2020 là năm khó khăn cho ngành bán lẻ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, do kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam vẫn được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo là nền kinh tế hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương 1,8% trong năm 2020. Riêng về phần bán lẻ, trong quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt tới con số 1,3 triệu tỷ đồng.

thực trạng thị trường bán lẻ việt nam

Cơ hội mới hấp dẫn cho kênh bán lẻ truyền thống.

  • Những mẫu đất đầu tư hấp dẫn:

Hiện tại, Việt Nam vẫn là thị trường màu mỡ cho các nhà đầu tư kinh doanh bán lẻ do quy mô dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớn. Dự kiến năm 2021, tỷ lệ tăng trưởng cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam nằm trong top đầu châu Á, đạt 37,4%.

  • Tạp hóa “chuyển đổi số”:

Với sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh của hệ thống các chuỗi siêu thị. Chợ truyền thống, tiệm tạp hóa cũng đang có những bước chuyển mình để nhập cuộc. Theo khảo sát tại một số chợ, tiệm tạp hóa, nhiều cửa hàng đứng ra chi các trang bị những phương tiện thanh toán hiện đại như là máy POS, máy tính tiền bằng mã vạch để người mua hàng dễ dàng thanh toán nhanh chóng và chính xác.

Tại quầy hàng ăn ở chợ, nhiều chủ quầy đã đưa sản phẩm của mình lên các ứng dụng giao hàng trực tuyến, ship tận nhà để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Ở các quầy bán mỹ phẩm, quần áo, việc đưa hàng hóa lên chợ online thông qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử cũng được tích cực triển khai.

Năm cách khắc phục thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam 

thực trạng thị trường bán lẻ việt nam

Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang có nhiều vấn đề bất cập, chính vì vậy chúng ta cần đưa ra những giải pháp cho thị trường buôn bán nhỏ lẻ của nước ra.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm lợi thế. Với vị trí là sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam phải là những người hiểu hơn ai hết về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể phát triển các siêu thị, cửa hàng tiện ích để phân phối hàng hóa đến các khu vực, mở rộng mạng lưới buôn bán để ngày càng phát triển

Thứ hai, các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề kinh doanh bởi nó liên quan đến uy tín, hình ảnh quảng cáo, gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải bảo vệ thương hiệu, sự độc quyền trong dây chuyền sản xuất của mình. Bên cạnh đó, việc phát triển thương hiệu đồng thời phải phát triển chất lượng sản phẩm bởi khi cả hai cùng phát triển thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường.

Thứ ba, các doanh nghiệp, nhà sản xuất nhỏ lẻ liên kết với nhau. Việc liên kết với nhau không chỉ giúp ích về mặt phát triển thương hiệu, chất lượng sản phẩm mà còn phát triển về mặt kinh tế, cùng nhau tạo nên một mạng lưới độc lập, vững chắc

Thứ tư, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đang dồi dào, sẵn có tuy nhiên chất lượng chưa được tốt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, nhà phân phối sản xuất nên tạo điều kiện để nguồn nhân lực doanh nghiệp mình được nâng cao tay nghề, trình độ.

Thứ năm, cải thiện về thái độ, chất lượng dịch vụ. Như chúng ta đã phân tích ở bên trên đều nhận thấy rằng các doanh nghiệp nước ta chưa có sự phát triển về chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp nên có những buổi tập huấn, cải thiện về chất lượng dịch vụ. Hướng dẫn cho nhân viên làm sao để xử lý những tình huống khác nhau khi gặp khách hàng, giải quyết thế nào để khách hàng luôn hài lòng và nhận được đánh giá tốt về chất lượng, dịch vụ đó.

Kết luận

Có thể thấy thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang có sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, trong nhiều khía cạnh khác nhau chúng ta vẫn cần phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Việc thay đổi, cải thiện như vậy không chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ nói riêng mà cho cả nền kinh tế nước nhà nói chung.

 Trích: https://advancinghumanrights.org/thuc-trang-thi-truong-ban-le-viet-nam