9 Kỹ Năng Quan Trọng Của Một Nhà Lãnh Đạo Giỏi

Kỹ năng quản lý tốt là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào để thành công và đạt được các mục tiêu chiến lược cũng như phát triển, tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và những con người đứng đầu lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy các nhà lãnh đạo thực sự cần những kỹ năng gì để dẫn dắt doanh nghiệp mình ngày càng thành công và thịnh vượng.

KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÀ GÌ?

Kỹ năng quản lý có thể được định nghĩa là các phẩm chất hoặc khả năng nhất định mà một giám đốc điều hành cần có để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong một tổ chức. Bao gồm năng lực thực hiện các nhiệm vụ điều hành trong một tổ chức đồng thời tránh các tình huống khủng hoảng và giải quyết kịp thời các vấn đề xảy ra trong tổ chức. Kỹ năng quản lý có thể được phát triển thông qua học tập và trải nghiệm thực tế với tư cách là một nhà quản lý. Các kỹ năng giúp người quản lý giao tiếp, quan hệ với đồng nghiệp của họ và biết cách đối xử phù hợp với cấp dưới của họ, điều này giúp tổ chức hoạt động tốt.

Các kỹ năng quản lý và lãnh đạo thường được sử dụng thay thế cho nhau vì cả hai đều liên quan đến việc lập kế hoạch, ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp, ủy quyền và quản lý thời gian. Những nhà quản lý giỏi hầu như luôn là những nhà lãnh đạo giỏi.

Ngoài việc lãnh đạo, vai trò quan trọng của người quản lý là đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của tổ chức đều hoạt động một cách gắn kết. Nếu không có sự kết hợp như vậy, một số vấn đề có thể phát sinh và thất bại chắc chắn sẽ xảy ra. Kỹ năng quản lý là yếu tố quan trọng đối với các vị trí khác nhau và ở các cấp độ khác nhau của một công ty, từ lãnh đạo cao nhất đến quản lý, giám sát.

Hãy cùng AHIT tìm hiểu 9 kỹ năng cần thiết cho một nhà quản lý, nhà lãnh đạo bao gồm những gì từ đó phát triển doanh nghiệp của bạn tốt hơn nhé!

9 KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO

1. Giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả có nghĩa là cung cấp cho nhân viên thông tin giúp họ thực hiện công việc của mình một cách đúng đắn.

Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt là điều quan trọng đầu tiên cần thiết đối với một nhà quản lý. Mức độ giao tiếp của người quản lý với các thành viên còn lại trong doanh nghiệp của mình cũng quyết định mức độ tuân thủ các quy định đã đặt ra, các nhiệm vụ và hoạt động có thể được hoàn thành tốt như thế nào.

Một nhà quản lý có khả năng giao tiếp tốt không chỉ giúp vận hành doanh nghiệp tổ chức tốt mà còn duy trì và tăng cường, phát triển các mối quan hệ bên ngoài tốt, tạo nên những mối quan hệ chất lượng, giúp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tối đa.

2. Quyết định

Một kỹ năng quản lý quan trọng khác là ra quyết định. Người quản lý đưa ra vô vàn quyết định và việc đưa ra quyết định là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thành công của người quản lý. Đưa ra các quyết định đúng đắn dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp, trong khi các quyết định kém hoặc không tốt có thể dẫn đến thất bại hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và suôn sẻ, cần đưa ra các quyết định rõ ràng quyết đoán và đúng đắn. Người quản lý phải chịu trách nhiệm về mọi quyết định mà mình đưa ra và cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả của các quyết định của họ. Một nhà quản lý giỏi cần phải có kỹ năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời vì nó thường quyết định sự thành công của họ trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

3. Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo là một kỹ năng thực sự quan trọng trong việc điều hành tốt doanh nghiệp. Khi một nhà quản lý có khả năng lãnh đạo tốt, họ có thể điều hành nội bộ hiệu quả. Ví dụ, cấp dưới của bạn làm việc năng suất, chất lượng đúng yêu cầu, giao tiếp giữa các nhân viên hòa thuận, vui vẻ. Việc vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn nhờ khả năng lãnh đạo của người đứng đầu. Không chỉ thể, khả năng lãnh đạo có thể giúp bạn thấu hiểu cấp dưới, nhân viên của bạn, từ đó trao quyền đúng người, đúng nhiệm vụ. Bạn có thể giữ chân những nhân viên tiềm năng, cống hiến cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và thành công.

4. Đại diện

Các nhà quản lý, lãnh đạo không chỉ làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp mà còn xây dựng mối quan hệ với bên ngoài, với tư cách là người đại diện cấp cao nhất của doanh nghiệp.

Về yếu tố đại diện, các nhà quản lý cần đầu tư vào các kỹ năng như khả năng đàm phát, khả năng tạo ảnh hưởng đối với các đối tác bên ngoài.

Một người đại diện công ty không nhất thiết phải là người có vị trí cao nhất công ty. Đó có thể là những người cấp dưới nhưng họ nổi trội hơn về giao tiếp, đàm phán, một số lĩnh vực khác… Các nhà quản lý cần công bằng trong những vấn đề này. Có thể thăng chức hoặc trao quyền để họ có thể phát triển hết khả năng và củng cố cũng như đưa doanh nghiệp vươn xa hơn.

5. Phân tích, phán đoán trong kinh doanh

Những nhà quản lý cần có những phân tích và phán đoán sắc bén trong kinh doanh, những điều này sẽ giúp họ nhận thức được những bước đi mới của thị trường.

Những điều này có thể giúp nhà quản lý hiểu rõ doanh nghiệp của họ đang có lợi thế cạnh tranh ở đâu và những vấn đề cần phải giải quyết.

Phân tích, phán đoán trong kinh doanh có thể bao gồm:

  • Khả năng xem xét các chi tiết liên quan đến doanh nghiệp nhưng không quá bị ảnh hưởng hoặc tin tưởng vào các chi tiết đó. Để tiếp thu một lượng lớn dữ liệu và có thể tách những thông tin hữu ích khỏi dữ liệu ngẫu nhiên hoặc sai lệch.
  • Có khả năng xác định các xu hướng và nghiên cứu các vấn đề này, bước đi nào thích hợp cho những xu hướng này.
  • Lấy những kinh nghiệm trong quá khứ để thành bài học cho chính mình.
  • Khả năng phán đoán sớm bất kỳ tình huống nào để đưa ra những hướng giải quyết và mục tiêu hợp lý nhất cho doanh nghiệp.

6. Trao quyền

Trao quyền là một kỹ năng quản lý quan trọng khác. Trao quyền là hành động chuyển giao các nhiệm vụ liên quan đến công việc hoặc quyền hạn cho các nhân viên /cấp dưới khác. Nó liên quan đến quá trình cho phép các nhiệm vụ của bạn hoặc của các nhân viên của bạn được giao lại hoặc phân bổ lại cho các nhân viên khác tùy thuộc vào khối lượng công việc hiện tại. Một người quản lý có kỹ năng trao quyền tốt có thể phân công lại các nhiệm vụ một cách hiệu quả và trao quyền cho những nhân viên phù hợp. Khi trao quyền được thực hiện một cách hiệu quả, nó sẽ tạo điều kiện giúp người được trao quyền hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.

Trao quyền giúp người quản lý tránh lãng phí thời gian, tối ưu hóa năng suất và đảm bảo trách nhiệm và giải trình của nhân viên. Mọi nhà quản lý phải có khả năng trao quyền tốt để đạt được kết quả tối ưu và đạt được kết quả năng suất cần thiết.

7. Giải quyết vấn đề

Trong hầu hết các doanh nghiệp, những vấn đề liên quan đến nội bộ hay bên ngoài đều cần được giải

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết khác. Một nhà quản lý giỏi phải có khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề thường xuyên có thể phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề trong quản lý liên quan đến việc xác định một vấn đề hoặc tình huống nhất định và sau đó tìm ra cách tốt nhất để xử lý và có được giải pháp tốt nhất. Đó là khả năng sắp xếp mọi thứ ngay cả khi các điều kiện hiện tại không phù hợp. Rõ ràng rằng một người quản lý có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, điều đó sẽ phân biệt giữa bạn với những người còn lại trong doanh nghiệp và mang lại cho cấp dưới niềm tin vào kỹ năng quản lý của bạn.

8. Tạo động lực

Khả năng tạo động lực là một kỹ năng quan trọng trong tổ chức. Động lực giúp đưa ra hành vi hoặc phản ứng mong muốn từ nhân viên hoặc các bên liên quan nhất định. Có rất nhiều chiến thuật tạo động lực mà người quản lý có thể sử dụng và việc lựa chọn những chiến thuật phù hợp có thể phụ thuộc vào các đặc điểm như văn hóa công ty, tính cách của các thành viên của doanh nghiệp, v.v.

Tạo động lực giúp các nhân viên/ cấp dưới của bạn làm việc năng suất hơn, tinh thần làm việc của họ sẽ được nâng cao và tạo ra kết quả công việc hiệu quả hơn.

9. Đổi mới

Trong Marketing có câu “Khác biệt hay là chết” thì trong kinh doanh cũng vây “Đổi mới hay là chết”. Liệu điều này quan trọng như thế nào đến sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Với sự phát triển công nghệ như hiện nay chúng ta có thể thấy rằng sự đổi mới thật sự rất quan trọng để doanh nghiệp bắt kịp xu hướng hiện tại của thị trường từ đó phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Là một nhà quản lý, việc đặt ra các chiến thuật đổi mới và nắm bắt được sự phát triển của thị trường là một điều vô cùng quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Kỹ năng quản lý là tập hợp các khả năng bao gồm những thứ như giao tiếp, ra quyết định, khả năng lãnh đạo, đại diện, trao quyền,… Ở cấp lãnh đạo cấp cao, những kỹ năng này rất cần thiết để điều hành một tổ chức tốt và đạt được các mục tiêu kinh doanh mong muốn. Hãy cùng trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc đưa doanh nghiệp bạn đi đến thành công.

Trích: https://ahitcorp.net/9-ky-nang-can-thiet-cua-mot-nha-lanh-dao-gioi/