Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp mới thành lập

Trong thời buổi suy thoái kinh tế như hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp đã khai tử, hàng trăm doanh nghiệp đang xếp hàng chờ chết nhưng cũng không ít doanh nghiệp mới thành lập ra với những khát vọng cháy bỏng. Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn khủng hoảng này? Đó đang là câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều ông chủ doanh nghiệp mới cần phải giải.

Mặc dù là doanh nghiệp mới thành lập nhưng trong giai đoạn khủng hoảng lại có những khó khăn và thuận lợi riêng của nó, vấn đề nằm ở chỗ: chủ của doanh nghiệp mới có tận dụng được tối đa thuận lợi của mình trong giai đoạn khủng hoảng hay không?

Nếu như trong giai đoạn kinh tế phát triển bình thường thì các doanh nghiệp lớn, có thời gian hoạt động lâu đời họ đã định vị được thị trường, có thương hiệu và có nguồn khách hàng đều đặn khi đó các doanh nghiệp nhỏ lao vào thị trường thường gặp rất nhiều khó khăn bởi thua kém doanh nghiệp lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế xảy ra, không chỉ có doanh nghiệp mới thành lập mới gặp khó khăn mà các  doanh nghiệp lớn cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức chẳng hạn như: sự  cồng kềnh của bộ máy, sụt giảm doanh số, nợ đọng ngân hàng, Công nợ phải thu, tồn kho… tất các thách thức khó khăn đó tạo nên một rào cản lớn cho những doanh nghiệp đang hoạt động. Điều tất yếu là nếu các doanh nghiệp đó không vượt qua có thể dẫn đến đỗ vỡ và phá sản. Ngược lại đối với doanh nghiệp mới thành lập, mặc dù chưa có thương hiệu, tài chính hạn hẹp nhưng các vấn đề về tài chính đã được hoạch định 1 cách rõ ràng. Thông thường doanh nghiệp mới thành lập đang chủ động được mọi việc vì họ chưa ra nhập thị trường, Tồn kho và nguồn tiền đang nằm trong kế hoạch. Nhân sự và lãnh đạo mới nhưng có sự nhiệt huyết ban đầu bù đắp đồng thời số lượng nhân sự ít tạo nên một bộ máy linh hoạt và dễ xử lý. Với những lợi thế đó trong giai đoạn khủng hoảng doanh nghiệp nhỏ dễ xoay sở hơn doanh nghiệp lớn rất nhiều bởi việc cắt giảm nhân sự và điều chỉnh chính sách trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng thì với doanh nghiệp lớn và đã hoạt động lâu rồi lại rất phức tạp.

Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp mới thành lập không gặp những thách thức. Doanh nghiệp mới thành lập kinh nghiệm thương trường chưa cao, nhân sự có nhiệt tình nhưng lại yếu nghiệp vụ. Công tác quản lý hành chính và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp nhỏ thường chưa chặt chẽ. Công văn giấy tờ và các quy trình làm việc cũng chưa thực sự đồng bộ. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được những thách thức của doanh nghiệp mới thành lập?

– Hoạch định tài chính chặt chẽ

Doanh nghiệp mới nguồn tài chính hạn hẹp đòi hỏi người quản lý phải hoạch định chặt chẽ. Chỉ thực hiện những chi tiêu mang tính tồn tại và quan trọng, tránh những khoản chi phí mang tính lãng phí và làm cồng kềnh bộ máy.

Kế hoạch nhân sự  tinh ngọn

Doanh nghiệp mới thành lập cần có một đội ngũ nhân sự tinh ngọn, Tinh về chuyên môn nhưng phải ngọn về tổ chức. Chính vì thế đòi hỏi mô tả công việc của doanh nghiệp mới thành lập phải rõ ràng. Hơn nữa người làm việc trong 1 doanh nghiệp nhỏ thường phải đa năng và có khả năng kiêm nhiệm các vị trí khác nhau.

– Giảm thiểu tối đa các giấy tờ in ấn và những quy trình phức tạp

Do số lượng người ít và nhân sự yếu nên doanh nghiệp mới yêu cầu người quản lý cần ứng dụng triệt để Công nghệ thông tin để quản lý. Đừng tiếc chi phí cho hệ thống phần mềm quản lý trong doanh nghiệp bởi vì có thể bạn bỏ ra 20 triệu để mua phần mềm quản lý nhưng bạn lại tiết kiệm được 2 đến 4 nhân sự trong bộ máy của mình. Điều đó có nghĩa là bạn không phải phình to bộ máy thay vào đó bạn dùng phần mềm như một công cụ hỗ trợ tăng năng suất lao động.

Ví dụ trong doanh nghiệp mới thành lập bạn ứng dụng “Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử” bạn có thể giao việc, phân việc, kiểm soát công việc thông qua phần mềm mà không phải in ấn ký, tá hàng loạt các giấy tờ không cần thiết. Đặc biệt nữa nếu dùng hệ thống văn phòng điện tử thì mọi giấy tờ như công văn đi, công văn đến, hồ sơ khách hàng cho đến các công việc thường ngày của một nhân viên là gọi điện chăm sóc khách hàng và báo cáo đều được cập nhật trên hệ thống khi đó bạn có thể xem bất cứ lúc nào, nơi nào miễn là bạn có intenet. Điều này đối với nhân viên của bạn cũng vậy họ có thể làm việc được ngay cả khi đã hết giờ làm việc tại Công ty.
Mặt khác doanh nghiệp nhỏ thường thiếu bộ phận kiểm soát và bảo mật thông tin nên việc ứng dụng phần mềm là một trong những công cụ đắc lực giúp bạn bảo mật thông tin của doanh nghiệp thông qua việc bạn phân quyền cho người nhân viên được làm việc gì và không được làm việc gì?
Đối với nhân viên thì việc ứng dụng văn phòng điện tử sẽ tạo cho họ làm việc hiệu quả hơn và đỡ căng thẳng hơn.Điều này giúp nhân viên tự đào tạo và nâng cao chuyên môn nhanh hơn bởi toàn bộ các kinh nghiệm họ đều được lưu lại và ghi nhận trong hệ thống phần mềm.
Đối với người quản lý thì sao? Người quản lý hoàn toàn có thể nắm bắt toàn bộ quá trình vận hành của doanh nghiệp từ công văn giấy tờ đến thông tin khách hàng và các công việc mà nhân viên của bạn đang làm. Bạn có thể đưa ra những đánh giá khách quan về năng lực và tính kỷ luật của nhân viên. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ giúp bạn tinh giản bộ máy và tránh sự cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức. Bạn- 1 người quản lý hiểu hơn ai hết “Quản lý con người là cái khó quản lý nhật trong quản trị kinh doanh”
– Văn hóa làm việc

Nhiều ông chủ doanh nghiệp nghĩ rằng khi nào công ty lớn thì mới quan tâm đến vấn đề văn hóa nhưng thực tế cho thấy rằng doanh nghiệp càng nhỏ càng dễ xây dựng văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp là sợi dây vô hình níu giữ người lao động ở lại với doanh nghiệp đồng thời là nguồn cỗ vũ khích lệ người lao động làm việc hiệu quả hơn. Đừng làm phức tạp khái niệm về văn hóa doanh nghiệp bạn. Bạn nên hiểu rằng con người cần sự chia sẻ và cảm thông, chính vì thế với vai trò là người quản lý bạn phải biết lắng nghe, sẻ chia và cảm thông với nhân viên. Nếu làm được như vậy bạn sẽ hiểu họ cần gì và bạn nên làm gì để thỏa đáng đời sống tinh thần của họ. Việc quan tâm đến nhân viên của mình không có nghĩa là bạn phải làm những việc việc to tác, nó đơn giản chỉ là đặt một bó hoa ở bàn của nhân viên trong ngày sinh nhật, tặng  một bài hát, 1 lời động viện…tất cả nó phải trở thành một khuôn mẫu mà được mọi người thấy nó là cần thiết và họ tự nguyện thực hiện. Thói quen lâu dài đó trở thành một cách đối xử giữa các đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới và sẽ hình thành văn hóa doanh nghiệp. Tất nhiên bạn phải là nguời định hướng xem bạn muốn thấy một hình ảnh doanh nghiệp như thế nào?

Hơn lúc nào hết trong thời buổi khó khăn thách thức luôn là cơ hội cho những doanh nghiệp mới. Với bài viết này tôi mong muốn gửi đến bạn suy nghĩ của cá nhân tôi về những lợi thế của doanh nghiệp mới thành lập. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Là một nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản lý trực tuyến cho doanh nghiệp trong 7 năm tồn tại và phát triển chúng tôi mong muốn rằng sẽ được chia sẻ những khó khăn và thách thức cùng với các doanh nghiệp để chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nước nhà

Trich:  http://www.ato.com.vn/tabid/68/News/587/thuan-loi-va-kho-khan-cua-doanh-nghiep-moi-thanh-lap.aspx